Thứ Tư, 6 tháng 11, 2019

Các thuật ngữ thường dùng khi vận chuyển hàng đường bộ

Thuật ngữ trong lĩnh vực vận chuyển không còn quá xa lạ đối với các công ty hay những cá nhân có nhu cầu vận tải hàng hóa của mình. AnzEn luôn biết rằng, những thuật ngữ này có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp nào đó vì chúng thể hiện được sự chuyên nghiệp trong các vấn đề về giao tiếp cũng như ký kết hợp đồng.



Tuy nhiên, những thuật ngữ mà chúng ta thường gặp thông thường chỉ xuất hiện trong lĩnh vực vận chuyển bằng đường hàng không hoặc xuất nhập khẩu, chẳng hạn như:
  • A2A – Airport -to-Airport: Vận chuyển từ sân bay khởi hành đến sân bay đích
  • ATA – Actual Time of Arrival: Thời gian thực tế đến
  • ATD – Actual Time of Departure: Thời gian khởi hành thực tế
  • AWB – Air Waybill: Vận đơn hàng không
  • Booking: Đề nghị lưu chỗ trên máy bay (được hãng hàng không xác định)
  • Dimensional Weight: Số đo trọng lượng thể tích, là khoảng trống hoặc khối lượng của lô hàng.

… Ngoài ra còn rất nhiều thuật ngữ thông dụng khác, bạn có thể truy cập tại đây để biết thông tin.
Ở bài viết này, Vận tải AnzEn chủ yếu tập trung vào việc phân tích những thuật ngữ Việt Nam về công tác vận chuyển hàng hóa đường bộ nhằm giúp cho các công ty hay cá nhân có nhu cầu vận tải hàng hóa Bắc Nam hiểu rõ hơn và có được những kiến thức cần thiết cho mình trong quá trình chuyển hàng hóa đi nơi khác.
Do đường bộ là phương thức vận chuyển chính ở nước ta và có khoảng 90% số hàng hóa chủ yếu vận chuyển bằng phương thức này, vì thế sau đây sẽ là những thuật ngữ mà bạn cần phải biết:
Rơ-mooc: là một bộ phân tách riêng của đầu xe kéo, bao gồm rất nhiều loại, cụ thể như: mooc xương, mooc sàn, mooc rút, mooc lùn, trailer. Mỗi rơ-mooc đều được sử dụng một cách riêng biệt, tuy nhiên đối với trailer, đây là một vật dụng chuyển chở các thiết bị siêu trọng, thường dùng thủy lực để nâng khối trọng.


Hàng siêu trường: là một dạng hàng hóa không thể tháo rời, chúng bắt bược phải giữ nguyên kích thước khi vận chuyển, do đó khá khó để nâng lên xe. Hàng siêu trường có trọng lượng tối thiểu là: dài x rộng x cao lần lượt 20m x 2.5m x 4.5m.


Hàng siêu trọng: là một dạng hàng hóa không thể tháo rời, trọng lượng tối thiểu 32 tấn.


Xe quá khổ giới hạn: là phương tiện giao thông đường bộ có kích thước lớn hơn hẳn kích thích được quy định khi tham gia giao thông.


Xe quá tải trọng: là phương tiện có trọng lượng vượt quá mức cho phép khi lưu thông trên đường bộ.
Kích thước lọt lòng: là kích thước quyết định hàng hóa có thể bỏ vừa vào phương tiện hay không.


Container: là một phương tiện đựng hàng, có nhiều kích thước khác nhau và cũng có nhiều dạng thùng khác nhau nhằm để vận chuyển đa dạng mặt hàng như: nông sản, điện tử, thực phẩm đông lạnh, …
Phiếu EIR: Phiếu giao nhận container để lấy Container ra khỏi cảng.


Thông tin phương tiện vận chuyển: tên đơn vị vận tải, số điện thoại, khối lượng hàng hóa.
Trạm thu phí: trạm thu phí vận chuyển của phương tiện tham gia giao thông, mỗi trạm được coi là 1 hóa đơn để đơn vị vận chuyển có thể khai báo thuế.


Đường cấm: là đường mà xe vận chuyển không được phép đi vào, 2 loại đường cấm hiện nay là: cấm giờ và cấm trọng tải.
Với những thông tin trên, Vận tải AnzEn hy vọng các bạn có thể hiểu rõ hơn về những thuật ngữ thường thấy khi vận chuyển hàng hóa bằng đường bộ.
Xem thêm: 4 điều bạn cần quan tâm khi thuê xe vận chuyển hàng hóa

0 nhận xét:

Đăng nhận xét